Ho gà
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hàng năm có khoảng 30 – 50 triệu ca mắc ho gà. Trong số đó trẻ em là bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất. Vậy ho gà là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh ho gà ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu đầy đủ thông tin, từ đó có thể chủ động phòng tránh và chữa trị kịp thời, nếu không may mắc phải căn bệnh này.
1. Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp gây nên. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi hắt hơi, ho; hoặc lây qua tiếp xúc với dịch tiết ở họng và niêm mạc mũi của người bệnh như nước bọt, đờm. Do vậy bệnh đặc biệt rất dễ lây lan ở trẻ em.
Bệnh ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất. Các số liệu thống kê cho thấy có hơn 90% các ca mắc bệnh là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa được tiêm vaccine, hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. trẻ càng nhỏ mắc bệnh càng nguy hiểm, nên bệnh ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh đáng báo động nhất.
Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp gây nên
2. Các biểu hiện của ho gà
Giai đoạn Ủ bệnh: Kéo dài khoảng 6 – 20 ngày, trong đó phổ biến nhất thường khoảng 9 – 10 ngày. Thời kỳ này không có bất kỳ triệu chứng nào.
Giai đoạn Viêm long đường hô hấp: kéo dài 1 – 2 tuần với các triệu chứng tương tự như viêm đường hô hấp trên, gồm: sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy nước mũi.
Giai đoạn Khởi phát: Kéo dài 1 – 6 tuần, thậm chí một số trường hợp có thể kéo dài trên 10 tuần. Triệu chứng gồm:
- Ho: Trẻ ho thành cơn, mỗi cơn khoảng 15 – 20 tiếng ho liên tiếp. Những cơn ho dữ dội ở trẻ đôi lúc có thể khiến trẻ ngừng thở do thiếu oxy, mặt mũi tím tái, mắt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi rõ, chảy nước mắt nước mũi. Trong 2 tuần đầu, trẻ có thể ho 15 cơn/ngày, sau đó giảm dần.
- Thở rít: Ở cuối cơn ho hoặc xen kẽ giữa các cơn ho, trẻ có thể bị thở rít nghe như tiếng gà rít.
- Khạc đờm: Trẻ bị ho ra đờm có màu trắng trong, chất đờm này có chứa nhiều vi khuẩn ho gà, nếu dính phải người khác có thể lây bệnh.
Giai đoạn Hồi phục: Kéo dài khoảng 2 – 3 tuần, các biểu hiện lúc này đã thuyên giảm. Bệnh nhân hạ sốt, cơn ho ít dần nhưng vài tháng sau đó có thể tái phát bệnh, gây ra viêm phổi. Đối với người lớn và trẻ vị thành niên mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ hơn, ít ho hoặc không có triệu chứng. Bệnh thường khỏi sau khoảng 7 ngày.
3. Biến chứng của bệnh
Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng gồm:
- Viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm.
- Những cơn ho kéo dài dẫn đến thiếu oxy, khiến trẻ ngừng thở nên nguy cơ tử vong cao, đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi.
- Sa trực tràng, thoát vị ruột, lồng ruột do ho quá nhiều.
- Nguy cơ vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.
- Viêm não, xuất huyết kết mạc.
4. Cách trị bệnh ho gà
4.1. Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần chữa ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh như sốt nhẹ, hắt hơi sổ mũi… (trước giai đoạn viêm long đường hô hấp). Trong trường hợp các bé xuất hiện những cơn co giật, cần cho trẻ dùng các loại thuốc chống co giật như phenobarbital, seduxen….
Ngoài ra, ở thời điểm này những cơn ho có thể khiến trẻ bị nôn. Do đó, cha mẹ cần chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé.
4.2. Cách chữa trị ở trẻ vị thành niên và người lớn
Như đã nói ở trên, hai đối tượng người lớn và trẻ vị thành niên chỉ xuất hiện vài cơn ho, thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
5. Cách phòng bệnh ho gà
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Tại Việt Nam, hiện có các loại vaccine kết hợp gồm:
Vaccine | Phòng bệnh | Đối tượng | Lịch tiêm |
Vaccine 6 trong 1
Hexaxim, Infanrix Hexa |
|
Trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi |
|
Vaccine 5 trong 1 Pentanxim |
|
Trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi |
|
Vaccine Tetraxim |
|
Trẻ từ 2 – 13 tháng tuổi |
|
Vaccine Adacel |
|
Từ 4 – 64 tuổi |
|
Vaccine Boostrix |
|
Từ 4 tuổi trở lên |
|
Ngoài tiêm vaccine phòng bệnh, để việc phòng ngừa bệnh được hiệu quả nhất, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không để trẻ tiếp xúc khói bụi, thuốc lá và các yếu tố kích thích khác như lông con vật, bụi vải…
- Đối với trẻ đang bú mẹ, cho trẻ bú theo nhu cầu.
- Trẻ em đang trong thời điểm ăn dặm thì cho bé ăn các đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Vệ sinh thân thể và mũi miệng sạch sẽ cho trẻ.
- Sau mỗi cơn ho, dùng khăn mềm và sạch thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng cho bé.
- Nếu bé bị mắc bệnh, ba mẹ nên hạn chế để bé đến gần các bạn nhỏ khác, tránh để lây bệnh.
Ho gà là một căn bệnh khá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Do vậy, khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện để được thăm khám và có biện pháp xử lý. Không nên chủ quan tự chữa trị ở nhà, vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh ho gà