;

BỊ HO KHI MANG THAI VÀ CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN CHO MẸ BẦU

27-09-2024

Bị ho khi mang thai và cách xử trí an toàn cho mẹ bầu

Các nguyên nhân bà bầu bị ho khi mang thai

Ho là triệu chứng liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp hoặc đôi khi có vấn đề ở vùng hầu họng. Rất nhiều bà bầu bị ho khi mang thai thường bối rối và lo lắng bất an. Do đó, muốn tìm cách chữa trị ho hiệu quả trước tiên mẹ bầu cần biết nguyên nhân là gì?

  1. Do thay đổi thời tiết

Với thời tiết bốn mùa thay đổi nên vào giao mùa giữa thu đông có nhiều người thường bị viêm hô hấp, viêm phế quản, viêm họng dẫn tới bị ho. Trong đó mẹ bầu khi mang thai nếu không có đề kháng tốt cũng dễ bị các bệnh liên quan đến hô hấp gây ho và ho dai. Nhất là vào mùa đông khi trời trở lạnh hoặc rét đột ngột.

Bà bầu bị ho khi mang thai có thể do thời tiết thay đổi đột ngột

  1. Bị ho khi mang thai do thay đổi nội tiết cơ thể

Mang thai là giai đoạn phụ nữ có nhiều thay đổi về kích thước tử cung. Nội tiết tố cũng khác hơn trước khi mang thai để thích ứng với quá trình nuôi con trong bụng mẹ. Đề kháng yếu hơn nếu không ăn uống nhiều chất dinh dưỡng. Dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và có biểu hiện từ ho nhẹ đến ho nặng.

  1. Do một số bệnh đường hô hấp

Một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ bị ho khi mang thai chính là mắc bệnh liên quan đến hô hấp. Người có tiền sử hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ bị ho. Bên cạnh đó, nếu bị trào ngược dạ dày hay dị ứng cũng là nguyên nhân gây ho nên mẹ bầu cần lưu ý.

  1. Do hệ miễn dịch yếu

Phụ nữ khi mang thai cơ thể thường yếu hơn và hệ miễn dịch kém nên dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh. Những triệu chứng ho, cảm cúm thường mắc phải ở chị em có chế độ ăn nghèo dưỡng chất. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin C trong thực đơn hàng ngày.

  1. Ô nhiễm không khí

Môi trường xung quanh nơi ở ô nhiễm cũng là tác nhân gây nên các bệnh hô hấp. Vậy nên mẹ bầu cần lưu ý đảm bảo nơi ở sạch sẽ, tránh rác thải nước thải ố bẩn gây nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

  1. Bị ho khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Dưới đây là những lưu ý bị ho khi mang thai mà các mẹ nên biết để chăm sóc tốt hơn:

  • Mẹ bầu nên ngủ sớm. Duy trì lối sống tinh thần tích cực, vui vẻ. Làm việc không được quá sức dẫn tới stress, gây mệt mỏi, suy nhược làm đề kháng yếu hơn.
  • Hạn chế đến những nơi đông người hay môi trường nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh.
  • Làm sạch cơ thể bằng nước ấm. Có thể tắm nhanh bằng nước ấm. Nhưng không được tắm nhiều khi bị cảm.
  • Khi tắm hãy cho thêm ít giọt dầu tràm khi bị ho, bị cảm khi mang thai.
  • Nên mua chai súc miệng để làm sạch khuẩn vùng họng..
  • Vào thời tiết mùa đông lạnh giá mẹ nên mặc kín gió. Đảm bảo cơ thể ấm áp tránh cảm cảm lạnh.
  • Không tùy tiện mua thuốc uống cho mình.
  • Bổ sung thực phẩm rau củ quả giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ chín, nho, kiwi,… và các loại rau cải, súp lơ…
  • Bổ sung thêm hành, tỏi, sả, nghệ trong món ăn.
  • Uống nước ấm, ăn chín uống sôi.
  • Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị sớm.

Bị ho khi mang thai có thể phòng ngừa từ sớm

  1. Dấu hiệu bị ho khi mang thai cần đi khám bác sĩ

Trong một số trường hợp mẹ bầu bị ho có thể chữa trị tại nhà theo nhiều cách. Tuy nhiên nếu ho kèm theo dấu hiệu bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ để kịp thời đưa ra hướng giải quyết. Cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu bị ho khó thở, nhịp thở khó khăn ảnh hưởng đến sinh hoạt
  • Ho dai dẳng, ho kéo dài, đau rát cổ họng, tức ngực
  • Ho có đờm, ho ra máu
  • Ho kèm theo sốt
  1. Cách chữa theo dân gian cho mẹ bầu bị ho khi mang thai

Nếu chẳng may bị ho khi mang thai mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy thử một số giải pháp hữu ích điều trị ho cho mẹ bầu dưới đây:

*Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong 

Thành phần dưỡng chất có trong mật ong, quất xanh có tác dụng giảm ho hiệu quả. Chỉ cần hấp quất xanh đã cắt đôi cùng với chút mật ong, dùng mỗi ngày vài lần tình trạng ho sẽ bớt dần.

*Cách trị ho bằng chanh

Bị ho khi mang thai mẹ nên thái vài lát chanh ngâm cùng chút mật ong. Sau đó ngậm trong họng giúp giảm ho và viêm họng tốt hơn.

* Cách trị ho hiệu quả bằng bột nghệ và quất ngâm

Đây là công thức trị ho lành tính mà các mẹ không nên bỏ qua. Ngâm quất và bột nghệ uống mỗi ngày sẽ cải thiện cơn ho nhẹ hơn.

* Cách trị ho từ quả lê chưng đường phèn và cam nướng 

Chưng lê với đường phèn và cam nướng cũng là cách giảm ho hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng. Đơn giản, dễ làm lại an toàn nên đừng ngần ngại thực hiện theo cách này.

* Giảm ho nhờ gừng tươi

Nếu mẹ gặp triệu chứng ho khan do dị ứng hay nhiễm virus hãy áp dụng ngay cách làm này. Chỉ cần thái 3-4 lát gừng thật mỏng pha cùng nước sôi và uống từng ngụm nhỏ. Hoặc thái 3 lát gừng mỏng trộn 1 chút mật ong để ngậm trong miệng.

* Sử dụng viên ngậm ho từ thảo dược:

Dùng viên ngậm ho từ thảo dược là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả trong trường hợp ho nhiều nhưng không kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác.

Viên ngậm ho thông phế Hadiphar là sự lựa chọn vừa hiệu quả vừa an toàn cho phụ nữ có thai để cắt cơn ho. Sản phẩm được CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM xác nhận về an toàn chất lượng; Là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học Xuất Sắc 2016; Đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tốt trên 95% bệnh nhân bị ho.

Với thành phần đi từ bài thuốc “Bổ phế chỉ khái” gia giảm thay thế bằng một số vị thuốc nam, là sự kết hợp tối ưu giữa Bọ mắm, Bách bộ, Đảng sâm nam, Mạch môn, Xạ can, Bạc hà, Khuynh diệp, Cát cánh,…

Viên ngậm ho thông phế Hadiphar giúp bổ phế, giảm ho, làm ấm đường hô hấp cho những người bị ho nhiều đàm, ho khan, ho do cảm lạnh, ho gió, ho do dị ứng, viêm phế quản, viêm họng sưng đau.

ĐẶC BIỆT :

– KHÔNG tác dụng phụ, hoàn toàn 100% từ thảo dược.

– KHÔNG gây hại cho dạ dày.

– DÙNG được cho phụ nữ có thai, người bị tiểu đường.

– Cảm nhận hiệu quả rõ rệt từ viên ngậm đầu tiên.

 

Tin tức khác

6 TÁC DỤNG HỮU ÍCH CỦA QUẢ QUẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

6 TÁC DỤNG HỮU ÍCH CỦA QUẢ QUẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Tác dụng chữa ho: Quất nguyên vỏ chưng với đường phèn hoặc hấp cùng mật ong là phương thuốc trị ho theo kinh nghiệm dân gian. Theo đông y, vỏ quả quất (gọi là vị thuốc Trần bì) có công dụng giảm ho,…

CHANH ĐÀO MẬT ONG – BÀI THUỐC TRỊ HO ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

CHANH ĐÀO MẬT ONG – BÀI THUỐC TRỊ HO ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ *** Công dụng của chanh đào mật ong: – Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm, hạ sốt… Ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) có…

GIỮ ẤM CƠ THỂ KHI TRỜI TRỞ LẠNH

GIỮ ẤM CƠ THỂ KHI TRỜI TRỞ LẠNH Với sự thay đổi thất thường của khí hậu hiện nay, không khí lạnh tràn về có thể khiến cơ thể dễ gặp các vấn đề về sức khỏe nếu không biết cách giữ ấm cơ thể hiệu quả, nhất là những người có sức đề kháng kém (trẻ nhỏ,…

CÁCH GIẢM HO, NGỨA HỌNG DO THỜI TIẾT

Vùng họng là nơi nhạy cảm, dễ bị kích thích. Một trong những yếu tố gây kích thích thường gặp là thời tiết. Hầu hết các trường hợp ho, ngứa họng, đau họng, khản tiếng, mất tiếng… được phản ánh đều liên quan đến nguyên nhân thời tiết, như: do gió lạnh, do thời tiết…

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HO NÓNG, HO KHAN, HO LẠNH, CẦN PHÂN BIỆT ĐỂ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH

Sự khác nhau giữa ho nóng, ho khan, ho lạnh, cần phân biệt để điều trị đúng cách !!! Đều là triệu chứng ho nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau. Đông y phân biệt rõ ho do nóng, ho khan, ho do lạnh… Mỗi loại ho sẽ có triệu chứng và cách…